BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ CÁC BỆNH ĐƯỜNG RUỘT Ở TÔM

Vật tư nuôi trồng thủy sản

Hổ trợ trực tuyến

Hotline - 0972.49.59.79

Hotline - 0972.49.59.79

thuysanlocantp@gmail.com

thuysanlocantp@gmail.com

Sản phẩm mua nhiều

Fanpage Facebook

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ CÁC BỆNH ĐƯỜNG RUỘT Ở TÔM

Bệnh đường ruột ở tôm khá phổ biến như: phân trắng, phân đứt khác, viêm đường ruột.. ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của vụ nuôi, nếu không phòng và điều trị có thể làm giảm năng suất, chất lượng tôn nuôi.

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ CÁC BỆNH ĐƯỜNG RUỘT Ở TÔM

 

 

Bệnh đường ruột ở tôm khá phổ biến như: phân trắng, phân đứt khác, viêm đường ruột.. ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của vụ nuôi, nếu không phòng và điều trị có thể làm giảm năng suất, chất lượng tôn nuôi.

*Đường ruột tôm thẻ chân trắng là bộ phận quan trọng nhất của tôm và chúng có cấu tạo rất đơn giản  nên rất dễ mẫn cảm với các bênh  đặc biệt là bệnh đường ruột trên tôm.

*Môi trường ô nhiễm đã tạo điều kiện  cho vi khuẩn Vibrio phát tán nhanh và xâm nhập vào đường ruột gây hoại tử thành ruột từ những vết thương do nhóm Gregarines tạo nên, làm xuất hiện các đốm trắng hay vàng nạt trên thành ruột dẫn đến bệ h phân trắng.

Khi mắc bệnh tôm sẽ dạt vào bờ chết và cũng là giai đoạn sau cùng khó chữa trị, nếu khỏi thì cũng gây thiệt hại lớn, tôm có nguy cơ bị teo gan và còi.

 

   

 

Tôm bị trống ruột, ruột đứt khúc.

 

Nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở tôm thẻ  chân trắng:

+ Đường ruột tôm bị vi khuẩn xâm nhập, chúng bám vào các nhung mao của đường ruột , tại điểm này sẽ không hấp thu  được chất dinhh dưỡng dẫn đến xuất hiện các khoảng trống trên đường ruột tôm khi quan sát tôm dưới ánh sáng mặt trời,

+ Tôm ăn không đều, tôm thẻ bỏ ăn khiến mắc bệnh đường ruột.

 * Do môi trường:

- Môi trường nước nuôi, ao bạt, dụng cụ… chưa xử lý triệt để( mầm bệnh tiềm ẩn)

- Môi trường nước có quá nhiều chất hưu cơ  (nước nhiều bọt)

- Do tảo độc:

Trong ao nuôi thường tồn tại nhiều loại tảo khác nhau, trong đó có nhiều loại tảo có khả năng tiêt ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột làm tôm không thể hấp thu thức ăn được.

 Điển hình như: tảo lam, khi trong ao có nhiều tảo lam sẽ có tình trạng tôm bị phân trắng, phân bị đứt khúc do tôm ăn tảo lam và không thể tiêu hóa được. 

Tảo tàn, tảo độc phát triển đặc biệt là nhóm tảo lam.

- Ao nuôi có nhiều loài hai mãnh võ, ốc.

- Nền đáy ao nuôi bị ô nhiễm do các chất lắng đọng (thức ăn dư thừa, phân tôm, xác lột, xác tảo)

- Bạt nuôi bị nhớt, nấm đồng tiền.

* Do con giống kém chất lượng.

* Do thức ăn:

- Thức ăn kém chất lượng (tái chế): bị hết hạn sử dụng, nguồn nguyên liệu thức ăn: cám, bắp bị nhiễm nấm mốc( 25% nhũ cốc trên thê giới bị nhiễm nấm mốc, Fao 2017.)

- Thức ăn bị ẩm, vón cục, nhiễm nấm mốc, vi khuẩn.

- Thức ăn cho ăn bị dính trên thành bạt, cầu nhá, máy quạt.. lâu ngày bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn rơi xuống tôm ăn phải bệnh lây lan.

- Do ký sinh trùng đường ruột:

+ Gregarines( trùng hai tế bào): gregarines ký sinh trên nhóm hai mãnh vỏ và giun nhiều tơ, ốc

+ Khi tôm ăn phải các loài trên, đường ruột tôm bị vi khuẩn xâm nhập, chúng bám vào các nhung mao của đường ruột , tại điểm này không hấp thu  được chất dinh dưỡng dẫn đến xuất hiện các khoảng trống trên đường ruột tôm khi quan sát tôm dưới ánh sáng mặt trời,

 

*Biểu hiện của bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng:

+ Tôm giảm ăn rõ rệt, chậm lớn

+ Tôm bị hoại tử, đỏ đường ruột, đường ruột loãng làm cho tôm không hấp thu được thức ăn.

+ Đường ruột tôm bị đứt khúc từng đoạn hoặc không có thức ăn ăn trong đường ruột.

 

 

+ Phân tôm bị đứt khúc, đường phân bị cong.

+ Phân trắng.

+ Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ phân tôm.

+ Khi kiểm tra nhá, phân tôm không suông dễ rã, ngắn, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường.

 

 

*Giải pháp phòng  và trị bệnh đường ruột ở tôm thẻ chân trắng.

+ Chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm, thức ăn có chất lượng, đầy đủ dưỡng chất.

+ Cho tôm ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi với thức ăn phù hợp và không bị dư thừa.

+ Thức ăn phải được bảo quản tốt, không nhiễm nấm mốc, độc tố.

- Cơ chế phòng trị bệnh đường ruột ở tôm:

Tôm giống chất lượng và sạch bệnh: xét nghiệm PCR, test kiểm tra, sốc độ mặn, hóa chất, thuần hóa theo quy trình.

 * Xét nghiệm và kiểm soát: kim loại nặng, tảo độc, khí độc, vi khuẩn nước, tôm… trong khoảng cho phép.

* Tăng cường hệ thống miễn dịch của tôm nuôi: bổ sung

- Vitamin C :1kg/1.000m3 nước.

-Betaglucan Gro : 2-3kg/thức ăn

-Nuplex : 2ml/kg thức ăn

* Diệt hai mãnh vỏ, ốc..: 

+Kill-Algae: 1l/1.000m3 nước.

+F900: 500g / 1.500-2000m3 nước

 * Dùng vi sinh xử lý nước thường xuyên để làm sạch môi trường ao nuôi, không để ao bị ô nhiễm, từ đó hạn chế được các loài vi khuẩn, tảo độc, vius xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho tôm:, sử dụng môt trong các sản phẩm:

-BZT BIO Z

..Tháng thứ 1-2 : 227g / 1.500-2.000mnước , 2 ngày / lần

..Tháng thứ 3 trở lên : 454g /1.500-2000mnước, 2 ngày / lần

-  BLUE 24H

..Tháng thứ 1-2 : 227g / 10.000mnước

..Tháng thứ 3 trở lên : 454g /10.000mnước

- COMBO AG NEW 

..Tháng thứ 1 : 200-250g/5000-7000mnước

...Tháng thứ 2 trở lên : 250-500g/5000-7000mnước

- Pro 4000X : 227g/5000-7000mnước

.....

+ Khống chế vi khuẩn Vibrio trong đường ruột tôm 

- Biolact gold : 7-10kg/thức ăn

-Biozyme : 3g/kg thức ăn

 

* Kiểm soát pH đường ruột ở tôm từ các acid hữu cơ.

 * Tăng cường hổ trợ gan

-Herb guard: 7-10ml/kg thức ăn

-Herpal pro : 3-5ml/kg thức ăn

*Giảm thức ăn 30% trước 3 ngày (13,14,15 AL) và 50% sau 2 ngày 16,17AL trăng tròn.

*Giảm 50% thức ăn đến kỳ lột xác.

* Hàng tuần cho tôm nhịn ăn 1-2 cử để làm sạch môi trường (khi tôm được 45 ngày tuổi).

* Nếu phát hiện đường ruột tôm bị phân trắng, viêm ruột, trống ruột.. lập tức giảm thức ăn, vớt tất cả phân trắng ra khỏi ao khi tắp dưới gió.

* Với những tôm chết( nếu có) ra khỏi ao

- Vân hành máy quạt nước tăng oxy, tạo dòng chảy gom cặn và làm sạch đáy ao

* Thu mẫu, xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh( vi khuẩn, nấm, tảo độc, Grerine, vi bào tử trùng).. từ đó có phát đồ điều trị hiệu quả.

- Đối với tác nhân vi khuẩn:

+ Diệt khuẩn toàn bộ nước, đáy ao:

*Đối với tảo độc:

- Diệt tảo bằng Kill-Algae 1l/1.000m3 nước.

-F9 :  500g/4.000m3 nước.

*Màu nước thay đổi sau khi tảo tàn:

 

 

- Tảo lam trong ao nuôi

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (4.5 / 1 đánh giá)

Bình luận

Top

   (0)