Thuốc thuỷ sản
Vật tư nuôi trồng thủy sản
Hổ trợ trực tuyến

Hotline - 0972.49.59.79

thuysanlocantp@gmail.com
Thức ăn thuỷ sản
Tin tức & Khuyến mãi
Danh mục khác
Sản phẩm mua nhiều
Fanpage Facebook
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
MẬT ĐƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MẬT ĐƯỜNG (MẬT RỈ ĐƯỜNG )
TÁC DỤNG CỦA MẬT RỈ ĐƯỜNG
1. Sử dụng mật rỉ đường để kiểm soát NH3 và NO2.
Trong ao nuôi tôm, các loại giáp xác chỉ đồng hóa được từ 20 – 30% lượng thức ăn đưa vào cơ thể, phần còn lại được thải ta môi trường ao nuôi. Lúc này, khoảng 50% của tổng lượng nitrogen được đưa vào ao nuôi (chủ yếu là thức ăn) cuối cùng sẽ được chuyển thành khí độc NH3 và NO2.
Chính vì thế, các nhà khoa học đã tận dụng cơ chế hoạt động của các loại vi khuẩn dị dưỡng là sử dụng carbon và nitơ để tổng hợp protein với mục đích loại bỏ khí độc NH3 và NO2. Mật rỉ đường chính là sự lựa chọn thích hợp nhất để bổ sung nguồn carbon cho ao nuôi tôm
Kết quả của các cuộc thử nghiệm của cơ quan nghiên cứu của Úc cho rằng: Bón mật rỉ đường với liều lượng 30 lít/ha là thích hợp nhất sẽ giúp giảm hàm lượng khí độc trong ao nuôi tôm.
2. Công dụng của mật đường – Kiểm soát độ pH
Mật rỉ đường có khả năng kiểm soát, ổn định tốt độ pH trong ao nuôi. pH cao trong ao nuôi tôm thường do mật độ tảo quá dày khiến tảo tiêu thụ carbon từ khía CO2 cho quá trình nên làm giảm tính axit của nước khiến độ pH tăng cao. Bón mật rỉ đường sẽ giúp gia tăng mật độ vi khuẩn dị dưỡng cạnh tranh hiệu quả nguồn carbon với tảo, chính nhờ vậy mà vẫn giữ được mật độ tảo ổn định mà vẫn kiểm soát độ độ pH trong ao nuôi tôm.
3. Tác dụng của mật rỉ đường trong nuôi tôm – Nuôi vi sinh trong xử lý nước
Ngoài tác dụng kiểm soát khí NH3 và pH trong ao nuôi tôm, mật rỉ đường còn được sử dụng để ủ với men vi sinh để xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản. Liều lượng và thời gian ủ còn phụ thuộc vào từng loại men vi sinh.
=> Lưu ý: Những ao nuôi bón mật rỉ đường cần phải đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng oxi hòa tan cho các dòng vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí. Mặt khác, việc đảo trộn liên tục để đảm bảo các hạy hữu cơ lơ lửng trong cột nước giúp cho vi khuẩn bám vào các hạt hữu cơ này dể thực hiện quá trùng đồng hóa nguồn nitrogen sẵn có.
Bình luận
Tin tức liên quan
XẢ HÀNG TỒN KHO O.P.S
BÃO SALE THÁNG 6
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI XUÂN 2021
Tăng cường chức năng gan cho tôm
GIÁ TRỊ PROTEIN TRONG THỨC ĂN TÔM THẺ
ZEOLITE TRONG THỦY SẢN
TÔM BỊ BỆNH PHÂN TRẮNG PHẢI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
TẠI SAO CẦN BỔ SUNG VITAMIN C CHO TÔM ?
Tại sao phải dùng hóa chất xử lý nước nuôi tôm?
Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao
Gây màu nước trong ao nuôi tôm
Màu nước như thế nào là tốt cho tôm?