Thuốc thuỷ sản
Vật tư nuôi trồng thủy sản
Hổ trợ trực tuyến

Hotline - 0972.49.59.79

thuysanlocantp@gmail.com
Thức ăn thuỷ sản
Tin tức & Khuyến mãi
Danh mục khác
Sản phẩm mua nhiều
CRESS 50 - DIỆT NẤM ĐỒNG TIỀN
VH NƯỚC
VH ĐÁY
SUPER VS
SODAMIX
KHUNG SẮT
BẠT LÓT AO TÔM, VUÔNG TÔM
Fanpage Facebook
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
PHƯƠNG PHÁP NÂNG KIỀM TRONG AO NUÔI
Khi trời mưa nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong ao đều bị giảm đột ngột. Việc chăm sóc tôm nuôi trong mùa mưa nhất là những cơn mưa liên tục kéo dài gây nhiều khó khăn cho người nuôi, kể cả những người nuôi có kinh nghiệm, từ việc xả nước mặt cho đến chế độ tăng giảm lượng thức ăn cho hợp lý tránh dư thừa thức ăn.
Khi trời mưa, nước mưa thường có tính axit do có nhiều CO2 trong không khí hòa tan, làm giảm pH của nước ao nuôi. Nhưng khi nước có độ kiềm cao thì pH của nước ít bị thay đổi, do đó trước khi mưa thường tạt vôi.
Độ kiềm thích hợp cho tôm sú là 90-130ppm, cho tôm thẻ chân trắng là 100-150ppm. Khi tôm >90 ngày tuổi, cần độ kiềm cao hơn. Cụ thể như sau:
Độ kiềm đối với nước nuôi tôm sú:
- Tôm mới thả: 80-100ppm
- 45 ngày tuổi trở lên: 100-130ppm.
- 90 ngày tuổi trở lên: 130-160 ppm.
Độ kiềm đối với nước nuôi tôm thẻ chân trắng:
- Tôm mới thả: 100-120ppm
- 45 ngày tuổi trở lên: 120-150ppm.
- 90 ngày tuổi trở lên: 150-200 ppm.
Phương pháp tăng độ kiềm trong ao nuôi
- Ngâm vôi dolomite vào nước ngọt 24h sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 8-10 giờ đêm.
- Cứ 1,655 g vôi dolomite làm cho 1m3 nước tăng độ kiềm lên 1 mg/ml.
- Cách tính lượng vôi dolonite: để tăng độ kiềm cho ao 5000 m3 từ độ kiềm 80 mg/ml lên 90 mg/ml:
Lượng vôi dolomite cần sử dụng = 5000 x 1,655 x (90-80)/1000 = 82,75kg
Khi tăng độ kiềm trong ao, lưu ý rằng chỉ tăng 1 lần 10 mg/ml; sau đó lặp lại, không tăng 1 lần quá nhiều sẽ làm tôm bị sốc.
Nếu sử dụng phương pháp trên mà độ kiềm không tăng hoặc tăng quá chậm thì chúng ta dùng biện pháp sau:
KẾT HỢP ĐÁNH VÔI DOLIMITE ( 1 BAO) + 5KG KHOÁNG MIXBOOM CHO 1000M3 VÀO 10 GIỜ ĐÊM
Bình luận
Tin tức liên quan
Kỹ thuật san tôm giảm hao hụt, hạn chế sốc
Men vi sinh là gì, sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản như thế nào?
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Nước Ngọt
Axít hữu cơ hỗ trợ phòng nhiễm khuẩn
Kinh nghiệm nâng cao tỷ lệ sống và tăng năng suất tôm nuôi
HẠN CHẾ STRESS TRÊN TÔM
Nguyên nhân và cách xử lý ao nuôi tôm có nhiều bọt lâu tan
TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH
Tôm giảm ăn, bỏ ăn do nguyên nhân gì?
5 nguyên nhân gây đục cơ trên tôm
TĂNG KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG CHO TÔM
SĂN ĐƠN HÀNG “Rước Xế Về Nhà – Trúng Thật Nhiều Quà”