TẠI SAO CẦN BỔ SUNG VITAMIN C CHO TÔM ?

Vật tư nuôi trồng thủy sản

Hổ trợ trực tuyến

Hotline - 0972.49.59.79

Hotline - 0972.49.59.79

thuysanlocantp@gmail.com

thuysanlocantp@gmail.com

Sản phẩm mua nhiều

Fanpage Facebook

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

TẠI SAO CẦN BỔ SUNG VITAMIN C CHO TÔM ?

TẠI SAO CẦN BỔ SUNG VITAMIN C CHO TÔM ?

Trong nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh đang là xu hướng và ngày càng phát triển như hiện nay thì việc lựa chọn các loại thức ăn nhân tạo được sử dụng phổ biến hơn. Cùng với đó là là việc tôm mắc thêm nhiều triệu chứng bệnh mà nguyên nhân được xác định là do thiếu hụt lượng vitamin C trong cơ thể.

Vitamin C có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể tôm nuôi?
Vitamin C rất cần thiết trong quá trình tổng hợp nên chất collagen và một số vi lượng khác. Vitamin C giúp tôm  tăng miễn dịch, giảm stress, chống chọi tốt trước tác động của môi trường; nhất khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa từ xuân sang mùa hè, từ thu sang đông.
Vitamin C còn hạn chế tác động có hại của amoniac đến tốc độ tăng trưởng của tôm, làm giảm tác dụng độc của nitrit trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh.
Thức ăn thiếu vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như bệnh chết đen ở tôm. Với tôm giai đoạn ấu trùng cần Vitamin C nhiều hơn so với giai đoạn trưởng thành.
Trường hợp tôm bị bệnh do một số tác nhân gây nên thì cũng nên sử dụng Vitamin C để tăng cường sức đề kháng khi có dấu hiệu bệnh lý.
Dấu hiệu của tôm khi thiếu hụt Vitamin C trong cơ thể?
Thức ăn thiếu Vitamin C là nguyên nhân dẫn đến bệnh chết đen do màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối và làm giảm tỷ lệ sống của ấu trùng tôm, tăng thời gian biến thái.
- Đầu tiên xuất hiện đốm đen ở phần cơ dưới lớp vỏ kitin của phần bụng, đầu ngực và các khớp nối giữa các đốt.
- Bệnh nặng vùng đen xuất hiện lan trên mang tôm và thành ruột.
- Tôm bỏ ăn, chậm lớn.
- Đàn tôm mắc bệnh có thẻ bị chết 1- 5% hàng ngày. Tổng tỷ lệ hao hụt rất lớn có thể lên đến 80- 90%.
- Hiện tượng bệnh lý giống bệnh ăn mòn nhưng chỉ khác ở phần vỏ kitin không bị mòn.
- Khả năng chịu sốc giảm, mẫn cảm hơn với các loại mầm bệnh thứ cấp khác nhau, khả năng tái tạo vết thương giảm nên quá trình hồi phục chậm lại.
Nhu cầu và chế độ sử dụng?
Các loài cá, tôm đều có nhu cầu vitamin C theo định lượng, phụ thuộc vào một số yếu tố như kích thước, tốc độ tăng trưởng; hình thức nuôi và các đặc tính của môi trường nước.
Nhu cầu vitamin C thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu trùng tôm cần được cung cấp lượng vitamin C nhiều hơn giai đoạn trưởng thành và giai đoạn bố mẹ 
Để hạn chế sự hao hụt vitamin C, người nuôi phải bổ sung vào thức ăn ở các dạng khác nhau.
Cách bổ sung vitamin C?
Hiện nay trên thị trường thuốc Thủy sản có nhiều loại vitamin C với các tỷ lệ và hàm lượng khác nhau như: Vitamin C 10%, 15%, 20%, 25% và 30%.
Dựa vào hàm lượng mà liều lượng cho ăn khác nhau, hàm lượng vitamin C cao thì liều lượng cho ăn thấp hơn, thông thường ở hàm lượng 20% thì liều lượng cho tôm ăn từ 2-5g/kg thức ăn hoặc tạt xuống ao nuôi với liều 0.5-1kg/1000m3 nước.
 

 

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (4.5 / 1 đánh giá)

Bình luận

Top

   (0)