THẢO DƯỢC THAY THẾ KHÁNG SINH

Vật tư nuôi trồng thủy sản

Hổ trợ trực tuyến

Hotline - 0972.49.59.79

Hotline - 0972.49.59.79

thuysanlocantp@gmail.com

thuysanlocantp@gmail.com

Sản phẩm mua nhiều

Fanpage Facebook

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

THẢO DƯỢC THAY THẾ KHÁNG SINH

 Đứng trước những thách thức trong việc tìm giải pháp thay thế kháng sinh thì lựa chọn các thảo dược an toàn, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí và hiệu quả luôn được các nhà khoa học ưu tiên.

Dùng thảo mộc chữa bệnh cho tôm, cá

Giới thiệu một số cây thảo mộc mà một số bài thuốc chữa bệnh thường gặp ở tôm, cá rất có kết quả, đỡ tốn chi phí, lại tạo được thực phẩm an toàn bao gồm: cây thuốc cá. cây xoan, cây thàn mát, cây sở, cây bồ hòn, cây thầu dầu tía, cây nghể, cây rau sam, cây tía đỏ, cây tỏi…

 

 

Nhiều hộ nuôi thuỷ sản ở phía Bắc đã dùng một số loại cây thảo mộc để làm thuốc chữa bệnh thường gặp ở tôm, cá rất có kết quả, đỡ tốn chi phí, lại tạo được thực phẩm an toàn. Dưới đây, xin giới thiệu một số cây thuốc phổ biến.

 

Cây thuốc cá (Derris spp): Dùng cây thuốc cá để diệt cá tạp trong ao, đầm nuôi tôm: lấy rễ cây đập giập nát để ra chất nhựa trắng, sau đó đem ngâm nước, lấy nước đó té đều xuống ao, hoặc ngâm xuống ao với liều lượng 3 - 5kg rễ tươi/1.000m2 ao ở mức nước 15-20cm.

 

Cây xoan (Melia azedarach L): Dùng lá xoan để diệt trùng mỏ neo và trùng bánh cho cá rất tốt: lấy cành lá xoan non bó thành bó ngâm trong lồng nuôi cá đang bị bệnh trùng mỏ neo, trùng bánh xe, hoặc ngâm trong cá nuôi ở phía đầu nguồn nước với lượng 150-200kg lá xoan/1.000m2 ao có mức nước 1,5 - 2m hoặc 20-25kg lá xoan/lồng cá 8m2.

 

Cây thàn mát (Milletia ichthyochtona Drake) :Quả khi già hạt có chứa 30-40% dầu và chất gây độc (như rotenon, sapotoxin) đối với cá. Có thể dùng hạt thàn mát để diệt cá tạp trong ao nuôi tôm. Cách dùng: nghiền nát hạt rồi hoà vào nước, dùng nước đó tưới đều lên ao; hoặc đập nát cho vào bao tải ngâm ở ao, tác dụng chậm hơn. Liều lượng cứ 0,5-1kg hạt dùng cho một ao 1.000m2 ở mức nước 15-20cm.

 

Cây sở: Sở là cây ép lấy dầu, bã làm thành bánh (khô dầu sở) có chứa chất saponozit gây độc làm chết cá và có tác dụng diệt khuẩn. Khô dầu sở có tác dụng để cải tạo ao đầm nuôi tôm. Khi dùng, cần nghiền nát khô dầu sở rồi rải xuống ao, hay ngâm trong nước.

 

Cây bồ hòn: Quả bồ hòn có nhân, hạt rất độc. Người nuôi cá, tôm dùng hạt để diệt cá tạp khi cải tạo ao đầm. Khi dùng, giã hạt thật nhỏ, hoà tan với nước, dùng nước này té đều khắp ao với liều lượng 0,5-1kg hạt/1.000m2 ao có mức nước 15-20cm.

 

Cây thầu dầu tía: Lá thầu dầu có chất đắng, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ cho cá rất hiệu quả: lấy lá thầu dầu bó thành từng bó ngâm xuống ao với lượng 250-300kg lá thầu dầu/ha ao, với mức nước sâu 1,5-2m.

 

Cây nghể: Nghể là cây có vị cay nóng, hắc. Dùng cây này chữa bệnh viêm ruột, loét mang cho cá trắm cỏ, rô phi, có hiệu quả nhất đối với cá giống: lấy thân cây và lá băm nhỏ, nấu kỹ lấy nước, sau đó trộn với thức ăn cho cá ăn, với liều lượng 3kg thân lá nghể tươi/100kg cá giống, cho cá ăn liên tục từ 3-6 ngày. Cũng có thể dùng lá nghể khô xay thành bột trộn với thức ăn cho cá, 1-2kg nghể khô/100kg cá giống.

 

Cây rau sam: Dùng rau sam để chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn đối với cá trắm cỏ. Khi dùng, rửa sạch rau rồi vô trùng bằng nước muối 3%, rải rau trong khung nổi ở ao hoặc trong lồng cá, mỗi ngày cho ăn một lần, liên tục trong 6 ngày với liều lượng 1,5-3kg rau sam/100kg cá. Đối với cá giống cần băm nhỏ rau, rắc đều trên mặt ao hoặc trong lồng cá.

 

Cây tía đỏ:  Cây tía đỏ thường được dùng để chữa bệnh đường ruột cho cá trắm cỏ. Khi dùng, lấy thân và lá cây băm nhỏ, nấu kỹ, lấy nước trộn với thức ăn tinh rồi cho cá ăn lượng 0,2-0,5kg lá/kg thức ăn, cho cá ăn liên tục trong 3-5 ngày.

 

Cây tỏi(Allium sativum L.) Tỏi được dùng chữa bệnh đường ruột cho cá nuôi. Khi dùng cần nghiền nát củ tỏi, trộn lẫn với thức ăn tinh cho cá ăn, liều lượng 0,5-1,5kg tỏi, trộn với thức ăn/100kg cá, cho cá ăn liên tục 6 ngày.

Thành phần kháng khuẩn chủ yếu của tỏi là chất alixin (C6H10OS2). Đây là một hợp chất Sulphur có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phổ diệt khuẩn rộng với nhiều loại vi khuẩn.

Dùng tỏi trị bệnh viêm ruột của cá do vi trùng gây ra mỗi ngày dùng 50 g củ tỏi nghiền nát cho 10 kg khối lượng cá ăn liên tục 6 ngày. Tỏi phòng trị bệnh đường ruột của tôm nuôi (bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin…), dùng 10 - 15 g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hòa với nước vừa đủ trộn đều với thức ăn, mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.

Kết quả thử tác dụng của các cao tách chiết thảo dược tỏi đều có tác dụng (mẫn cảm) với cả 6 loài vi khuẩn (Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda và Hafnia alvei) gây bệnh ở nước ngọt và lợ mặn . Tỏi tách chiết thành cao dầu phối chế thành thuốc chữa bệnh tôm cá (xem mục thuốc VTS1-C và VTS1-T), có tác dụng phòng trị bệnh xuất huyết, hoại tử nội tạng (bệnh đốm trắng) do vi khuẩn cho cá tra. Kết quả sử dụng chế phẩm phối chế từ hoạt chất tách chiết của tỏi và sài đất (VTS1-T) có tác dụng phòng trị bệnh ăn mòn vỏ kitin do vi khuẩn Vibrio spp cho tôm nuôi.

 

Cây xuyên tâm liên (Andrographus panicullata (Burmif.f))

cây xuyên tâm liên

Dùng trị bệnh viêm ruột cho cá trắm. Dùng toàn cây xuyên tâm liên khô 1 kg hay 1,5 kg cây tươi cho 50 kg cá ăn một lần trong ngày ăn liên tục 5 - 7 ngày.

 

Cỏ nhọ nồi (Eclipta alba Hassk)

Đối với cá dùng cỏ nhọ nồi phòng trị bệnh xuất huyết, viêm ruột đạt kết quả tốt.  Kết quả thử tác dụng của các cao tách chiết thảo dược cao nhọ nồi có tác dụng với 3 vi khuẩn (V. harveyi, V. alginolyticus và A. hydrophila) (Bùi Quang Tề, 2006)

Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L)

chó đẻ răng cưa

Chó đẻ răng cưa có tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Edwasdsiella tarda gây bệnh hoại tử ở cá trê, vòng kháng khuẩn 11 - 20 mm (Bộ môn bệnh cá Viện Nghiên cứu NTTS I, 1993)

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (4.5 / 1 đánh giá)

Bình luận

Top

   (0)