HẾT LO bệnh “PHÁT SÁNG” và TRỨNG NƯỚC trong ao tôm

Vật tư nuôi trồng thủy sản

Hổ trợ trực tuyến

Hotline - 0972.49.59.79

Hotline - 0972.49.59.79

thuysanlocantp@gmail.com

thuysanlocantp@gmail.com

Sản phẩm mua nhiều

Fanpage Facebook

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

HẾT LO bệnh “PHÁT SÁNG” và TRỨNG NƯỚC trong ao tôm

Trong quá trình nuôi tôm nếu thường xuyên theo dõi vào ban đêm người nuôi sẽ quan sát thấy hiện tượng nước ao hay trên tôm cũng có hiện tượng phát sáng nhất là vào mùa nắng khi nhiệt độ và độ mặn tăng.

Hiện tượng tôm bị bệnh phát sáng do nhiều do nhiều nguyên nhân gây ra, khi bị bệnh tôm sẽ giảm bắt mồi, bị stress, trống ruột, tổn thương gan tụy, đặc biệt nếu nhiễm nặng sau khi phát sáng 5-7 ngày tôm sẽ chết.

1. Bệnh phát sáng trên tôm

1.1 Nguyên nhân: có 3 nguyên nhân phổ biến

- Do hàm lượng lân (phospho) trong nước, trong đất tăng cao.

- Do nhóm tảo roi gây phát sáng phát triển mạnh trong ao.

- Do vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi gây ra.

1.2 Biểu hiện bệnh

Do hàm lượng lân (phospho) trong nước, trong đất tăng cao

- Biểu hiện: khi chạy hệ thống quạt nước hay bơi xuồng trong ao quãng canh ta sẽ thấy nước phát sáng.

- Nguyên nhân: do hàm lượng lân trong nước tăng cao, có thể do độ mặn ao nuôi quá cao hoặc trong quá trình nuôi sử dụng thường xuyên một số chất có hàm lượng lân quá cao.

- Biện pháp xử lý: thay nước là biện pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất, mức độ thay nước tùy thuộc vào mức độ phát sáng trong ao nuôi.

Do tảo gây phát sáng

- Biểu hiện: nước ao nuôi có hiện tượng chớp tắt như sao đêm.

- Nguyên nhân: do tảo phát triển mạnh, đặc biệt là nhóm tảo roi (Dinoflagellate) chiếm ưu thế trong ao.

- Giải quyết: thay nước ao nuôi, tốt nhất thay từ 30- 40% mực nước rồi bơm nước mới vào và kết hợp xử lý bằng Super DRT (1kg/3000m3 nước).

Do vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi gây ra

Khi độ mặn và nhiệt độ của nước trong ao tăng, hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp thì bệnh phát sáng xuất hiện và vi khuẩn Vibrio Harveyi rất dễ dàng xâm nhập vào hệ thống gan tụy của tôm làm tôm bị suy yếu dễ mắc bệnh và chết.

- Biểu hiện: điểm sáng di chuyển theo tôm (hay còn gọi là tôm bị phát sáng), tôm chạy không định hướng. Các điểm sáng thường xuất hiện ở hậu môn, miệng, nếu bị nặng khu vực sáng sẽ lan rộng ra và lan quanh thành ruột có điểm sáng xanh.

- Nguyên nhân: do vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi nhiễm bên ngoài và bên trong cơ thể tôm. Có thể do tôm bị bệnh từ trại giống hoặc vi khuẩn gặp điều kiện ao nuôi thuận lợi nên phát triển quá mức (đặc biệt là những ao nuôi cũ).

1.3 Phòng trị bệnh phát sáng

+ Chọn công ty giống uy tín, có nguồn gốc chất lượng rõ ràng, đã qua kiểm dịch.

+ Cải tạo ao đúng kỹ thuật, diệt khuẩn trước khi thả giống.

+ Khi phát hiện ao nuôi có hiện tượng phát sáng như các biểu hiện trên thì ta tiến hành các biện pháp sau:

  • Thay nước khoảng 20-30% (nước thay phải qua ao lắng, đảm bảo an toàn sạch mầm bệnh), duy trì quạt nước. Sử dụng sản phẩm diệt phát sáng Super DRT (1kg/3000m3) vào lúc 7-8 h tối khi chuẩn bị có biểu hiện phát sáng.
  • Sau khi hết phát sáng trong ao tiến hành định kì sử sụng vi sinh VS 01, BZT để sạch đáy ao, mùn bã hữu cơ và duy trì mật độ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi nhằm hạn chế bệnh tái nhiễm lại.

2. Sứa (trứng nước) trong ao tôm

- Sứa thuốc ngành ruột khoang thuộc dạng ấu trùng sống trôi nổi, khi trưởng thành chúng chuyển đổi qua cách sống khác hoặc ở đáy hoặc bơi lội ở các tầng nước.

- Thức ăn của Sứa là các loài động vật giáp xác, sinh vật phù du, trứng cá, các loài cá nhỏ,...

2.1 Một số tác hại của Sứa khi nuôi tôm

- Sứa thường xuất hiện trong ao nuôi do quá trình cấp nước, mặc dù có màn lưới lọc nhưng trứng Sứa có thể lọt vào ao nuôi. Khi trứng nở Sứa sẽ cạnh tranh thức ăn với tôm nuôi.

- Tiết ra chất nhầy làm giảm khuếch tán oxy trong nước, các chất này còn bám vào thức ăn làm giảm khả năng bắt mồi của tôm, tôm ăn yếu chậm lớn.

- Một số loài Sứa còn tiết ra các chất độc làm tôm suy yếu hoặc chết hàng loạt.

2.2 Cách tiêu diệt Sứa trong ao nuôi hiệu quả cao

- Để diệt Sứa nhiều ao nuôi đã áp dụng cách sau: sử dụng lưới có màu xanh rêu, ít thấm nước và độ bền cao, chọn sợi 3,6 ly ích thước lỗ 2,5cm. Chiều dài lưới bằng chiều dài của dàn quạt nước, dùng cọc tre, tầm vong nẹp 2 đầu lưới và căng thẳng trước mỗi dàn quạt nước trong ao nuôi tôm cách quạt khoảng 1,5m.

- Với cách làm này khi quạt nước hoạt động, sứa và trứng bị cuốn theo dòng chảy và va đập vào lưới, khi va đập Sứa và trứng sẽ bị vỡ, 1 số dính vào lưới. Sau 7-10 ngày thì có thể dùng bàn chảy vệ sinh lưới.

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (5.0 / 1 đánh giá)

Bình luận

Top

   (0)