BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM THẺ

Vật tư nuôi trồng thủy sản

Hổ trợ trực tuyến

Hotline - 0972.49.59.79

Hotline - 0972.49.59.79

thuysanlocantp@gmail.com

thuysanlocantp@gmail.com

Sản phẩm mua nhiều

Fanpage Facebook

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM THẺ

Các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng như: bệnh đỏ thân, bệnh đầu vàng, bệnh đục cơ, bệnh cong thân, bệnh họai tử cơ, bệnh đen mang, bệnh đốm đen.. đã gây ra rất nhiều lo lắng cho bà con nông dân.

Nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại nhiều lợi nhuận cho bà con. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đang gặp khó khăn vì dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng. Trong số đó, các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng như bệnh đốm trắng, đầu vàng, bệnh đỏ thân là các bệnh thường gặp mà người nuôi cần phòng tránh cẩn thận cho tôm. Dưới đây là thông tin của một số bệnh dịch trên tôm rất đáng quan tâm.
các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng
Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng là dễ nuôi nhưng tôm vẫn có thể mắc một số bệnh dịch

Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng hầu như xuất hiện ở tôm từ 4 – 15g và vào thời khắc trước chu kỳ lột xác của tôm thẻ. Tôm bị bệnh thân đỏ sẽ có những đốm trắng kích cỡ 1-2 mm ở khu vực vỏ tôm, gặp đa số ở vỏ đầu ngực, đồng thời thân tôm có màu đỏ. Tôm thẻ chân trắng bỏ ăn, yếu bơi vật vờ vào bờ rồi chết hàng loạt, tôm thẻ có thể chết trong khuôn khổ 7-10 ngày. Nguyên do của việc tôm chết từ từ cho tới việc tôm sẽ chết hàng loạt là nguồn tôm giống khác nhau bắt buộc thời kì nhiễm bệnh lý khác nhau.

Bệnh đỏ thân làm cho thân tôm chuyển đỏ, bỏ ăn và chết dần
 

Bệnh cong thân

Bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng là hiện tượng tôm nuôi bị co cơ, cơ bị đục làm tôm suy yếu chậm lớn, một số trường hợp bị chết dẫn đến hao hụt ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi.
Bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng thường xuất hiện ở giai đoạn tôm 20-30 ngày tuổi, các ao nuôi nghèo dinh dưỡng, thiếu khoáng chất và mật độ thả nuôi dày thường dễ mắc bệnh.  Biểu hiện rõ nhất của bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng là phần mô cơ chạy dọc cơ thể có màu trắng đục kèm theo đó là cong thân.
Bệnh cong thân do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bệnh đen mang

Triệu chứng của bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng là mang tôm có nhiều mảng đen phía bên trong của nắp mang, hoặc đen thành sọc trong phần tơ nang, có thể bắt đầu triệu trứng vàng mang, sau đó do hiện tượng cường sắc tố Melanin làm cho mang tôm chuyển sang màu đen.
Lưu ý: Đối với tôm chân trắng khi chết chúng rất ít vào bờ mà chết chìm trong đáy ao, do đó khi có triệu chứng đen mang cần thường xuyên kiểm tra đáy ao, đặc biệt là khu vực giữa đáy ao.
Nguyên nhân:
Đầu mang tôm bị tổn thương do môi trường ô nhiễm, các loại vật chất hữu cơ bám vào mang tôm, các khí độc như NH3,H2S cũng đồng thời tác động vào mang tôm thông qua quá trình hô hấp của tôm, sau đó ký sinh trùng sẽ tấn công vào mang tôm làm các tơ mang không hoạt động được, tôm giảm sức đề kháng, giảm khả năng chống chọi với mầm bệnh, lúc này là cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập vào mang tôm, khi các vi khuẩn xâm nhập chúng sẽ phá hủy mang tôm, gây hoại tử mang.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như nấm, độc tính của các loại kim loại nặng như cadmium, đồng, dầu thô, các loại hóa chất sử dụng như thuốc tím…
 
Mang tôm bị chuyển đen
 

Bệnh đục cơ

Bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở TTCT 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của TTCT. Bệnh này do thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước, hoặc bị sốc bởi yếu tố môi trường, tác nhân vật lý… dẫn đến tôm thẻ chân trắng bị đục cơ, nên người nuôi tôm thường gọi là bệnh đục cơ..

Bệnh hoại tử cơ

Bệnh hoại tử cơ (Infectious myonecrosis – IMNV) do virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở TTCT giai đoạn 45 ngày tuổi trở lên. Biểu hiện ban đầu: phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao.
 
Bệnh hoại tử có tỉ lệ gây chết tôm khá cao
 

 Cách phòng các bệnh tổng hợp

– Cải tạo ao triệt để trước khi đưa vào mùa vụ nuôi tôm thẻ chân trắng.
– Nguồn nước đưa vào ao nuôi phải được xử lý mầm bệnh. Nguồn nước thải của các ao nuôi nhất là trong mùa dịch bệnh cần đưa vào ao xử lý để tiêu diệt mầm bệnh (Chlorine 30 ppm) và giữ ít nhất 4 ngày trước khi thải ra ngoài môi trường.
– Sử dụng con giống sạch đã qua kiểm dịch và xét nghiệm.
– Duy trì các yếu tố môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tôm nuôi, không để hiện tượng ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao, giữ sạch đáy ao.
– Sử dụng định kỳ các chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường ao nuôi và nâng cao sức đề kháng của tôm.
– Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách trộn chung các loại vitamin và khoáng chất nhất là vitamin C và β – glucan cho vào thức ăn tôm thẻ chân trắng.
– Theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.
 

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (4.5 / 1 đánh giá)

Bình luận

Top

   (0)