Thuốc thuỷ sản
Vật tư nuôi trồng thủy sản
Hổ trợ trực tuyến

Hotline - 0972.49.59.79

thuysanlocantp@gmail.com
Thức ăn thuỷ sản
Tin tức & Khuyến mãi
Danh mục khác
Sản phẩm mua nhiều
SUPER VS
KHUNG SẮT
BẠT LÓT AO TÔM, VUÔNG TÔM
Fanpage Facebook
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
KHOÁNG CHẤT CHO TÔM - NHU CẦU THIẾT YẾU TRÁNH HIỆN TƯỢNG CONG THÂN
Khoáng chất đóng vai trò quan trong thành phần dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản, nhất là trong mô hình nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp. Việc bổ sung các khoáng cho tôm thẻ chân trắng không những giúp cho tôm nuôi khỏe mạnh, tránh hiện tượng tôm thiếu khoáng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch.
Nhu cầu khoáng cho tôm thẻ chân trắng
Chất khoáng là thành phần rất quan trọng trong cơ thể tôm, giúp cho quá trình lột xác của tôm được dễ dàng. Nếu xảy ra hiện tượng thiếu khoáng tôm sẽ bị bệnh cong thân, mềm vỏ. Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao thì việc bổ sung khoáng cần phải được quan tâm và kịp thời. Có thể sử dụng liên tục suốt vụ nuôi, nhất là ở giai đoạn tăng trưởng nhanh của tôm từ 2 đến 3 tháng tuổi. Nhu cầu khoáng của tôm thay đổi tùy theo dạng khoáng. Các loại khoáng tinh thể, có thể hòa tan trong nước thường được hấp thụ cao nhất ở dạng các ion, những hợp chất khác trao đổi điện tử với khoáng hình thành các hợp chất bền, ít tan sẽ khó được hấp thụ.
Nhu cầu chất khoáng trong nước
Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, việc tạt khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết. Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những loại khoáng này ở môi trường nước. Vì vậy, nếu đủ lượng khoáng trong môi trường nước thì không cần bổ sung khoáng vào thức ăn. Nếu tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, K+ và Mg2+ một phần được đáp ứng. Nếu tôm sống trong môi trường có độ mặn thấp hơn 4‰ thì cần bổ sung 5 - 10 mg K+/lít và 10 - 20 mg Mg2+ /lít để bảo đảm tôm tăng trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao. Trong nước nuôi tôm, tỷ lệ Na:K phải đạt 28:1, và Mg:Ca là 3,1:1.
Phân loại các loại khoáng
– Nhóm khoáng đa lượng bao gồm: Canxi (Ca), Magie (Mg), Photpho (P), Na (Natri), Kali (K), Chloride (Cl),…
Chức năng chung của các khoáng chất bao gồm các thành phần của bộ xương ngoài, cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào các thành phần cấu trúc của các mô, truyền xung động thần kinh và co cơ. Khoáng chất đóng vai trò như thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, hormone, sắc tố, yếu tố đồng vận chuyển trong quá trình chuyển hóa, chất xúc tác, và hoạt hoá enzyme. Tôm có thể hấp thụ hoặc bài tiết khoáng chất trực tiếp từ môi trường nước qua mang và bề mặt cơ thể. Vì vậy, yêu cầu khoáng chất trong chế độ ăn phần lớn phụ thuộc vào nồng độ khoáng chất trong môi trường nước nuôi tôm.
– Nhóm khoáng vi lượng bao gồm: nhôm (Al), Coban (Co), Chrom (Cr), đồng (Cu), Flo (F), Iod (I), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Selenium (Se), Silic (Si), Niken (Ni), Kẽm (Zn),…
Nhìn chung nhóm khoáng vi lượng cần với lượng rất ít tuy nhiên lại có vai trò quan trọng trong cấu tạo các nhóm chức của enzyme, hormone, điều hoà quá trình sinh tổng hợp protein,… ảnh hưởng một cách rõ rệt đến các quá trình trao đổi chất, đặc biệt trong môi trường nuôi thâm canh, sự thay đổi môi trường, chất lượng nước cùng với các thực hành nuôi dẫn đến stress và có ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý của cơ thể, làm thay đổi nhu cầu về khoáng vi lượng rất hữu ích cho việc giảm stress và tăng khả năng đề kháng bệnh của tôm nuôi. Tuy nhiên khi hàm lượng khoáng vi lượng có khả năng gây độc hại như đồng, chì, cadmium, thủy ngân, asen, flo, selen, và vanadi cao cũng gây nguy hại cho sứ khỏe tôm nuôi như: giảm tăng trưởng, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, dị hình, tăng tỷ lệ chết,….

Cách bổ sung chất khoáng
Khi thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác, cần phải định kỳ tạt khoáng bột xuống ao với liều lượng
Vào khoảng 30 – 65 ngày tuổi, tôm tăng trưởng mạnh nhất. Nếu trong giai đoạn này tôm tăng trưởng chậm chứng tỏ hàm lượng Ca, Mg trong nước thiếu, không đủ nhu cầu hấp thu của tôm, cần phải bổ sung khoáng nước bằng cách trộn vào thức ăn với liều lượng 5 ml/kg thức ăn, 2 lần/ngày.
Hiện tượng tôm thiếu khoáng có thể gây hậu quả nghiêm trọng với hiệu quả nuôi nếu bạn lơ là, việc bổ sung khoáng cho tôm thẻ chân trắng cần được thực hiện đều đặn và liên tục suốt vụ nuôi là chắc chắn và an toàn nhất.
Bình luận
Tin tức liên quan
Kỹ thuật san tôm giảm hao hụt, hạn chế sốc
Men vi sinh là gì, sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản như thế nào?
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Nước Ngọt
Axít hữu cơ hỗ trợ phòng nhiễm khuẩn
Kinh nghiệm nâng cao tỷ lệ sống và tăng năng suất tôm nuôi
HẠN CHẾ STRESS TRÊN TÔM
Nguyên nhân và cách xử lý ao nuôi tôm có nhiều bọt lâu tan
TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH
Tôm giảm ăn, bỏ ăn do nguyên nhân gì?
5 nguyên nhân gây đục cơ trên tôm
TĂNG KHẢ NĂNG ĐỀ KHÁNG CHO TÔM
SĂN ĐƠN HÀNG “Rước Xế Về Nhà – Trúng Thật Nhiều Quà”