Nhiệt độ ảnh hưởng đến tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng

Vật tư nuôi trồng thủy sản

Hổ trợ trực tuyến

Hotline - 0972.49.59.79

Hotline - 0972.49.59.79

thuysanlocantp@gmail.com

thuysanlocantp@gmail.com

Sản phẩm mua nhiều

Fanpage Facebook

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

Nhiệt độ ảnh hưởng đến tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng

Thực nghiệm phòng thí nghiệm

Các thực nghiệm phòng thí nghiệm được triển khai tại Đại học Kasetsart ở Thái Lan, nhiều cá thể tôm ở tình trạng đường ruột rỗng có trọng lượng trung bình là 12g cho vào các bể nuôi chứa nước biển đã lọc để đánh giá đường đi của thức ăn qua đường ruột ở các nhiệt độ thực nghiệm 24, 26, 28, 30, 32 và 34° C tương đồng với các điều kiện nuôi tôm thông thường ấy.

Các khoảng thời gian trôi qua các giai đoạn được ghi lại như sau:

• Khi thức ăn được quan sát đầu tiên trong đường ruột

• Đầy một nửa đường ruột

• Đầy hết đường ruột, trước khi phân được thải ra ngoài

• Bắt đầu thải phân ra

• Bắt đầu rỗng đường ruột

• Đường ruột rỗng hoàn toàn.

Lượng thức ăn được áp tính ở mức 3% theo trọng lượng tôm theo bảng thức ăn do Đại học Kasetsart đưa ra. Theo cách đó tính ra lượng thức ăn là 1% theo trọng lượng tôm cho mỗi ba lần ăn hàng ngày. Các chất dư thừa như phân tôm, vỏ tôm và thức ăn thừa đều được siphon trước mỗi lần cho ăn.

Các kết quả thực nghiệm

Ở hầu hết các lần thực nghiệm cho ăn, chỉ mất 5 phút để ban đầu quan sát quá trình tôm đưa thức ăn vào trong đường ruột rỗng, nhưng các chênh lệch đáng kể về tốc độ tiêu hóa sau đó đã bắt đầu biểu hiện. Chẳng hạn khi ở nhiệt độ 24°C thì mất 55 phút để đường ruột của tôm đầy so với ở nhiệt độ 34°C thì mất 20 phút. Khi quá trình phân bắt đầu thải ra, các chênh lệch càng tăng thêm khi thời gian lên đến 105 phút ở nhiệt độ 24°C so với 35 phút ở nhiệt độ 34° C.

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (1.0 / 2 đánh giá)

Bình luận

Top

   (0)