HẤP THU VÀ NGĂN NGỪA HÌNH THÀNH KHÍ ĐỘC H2S, NH3, NO2

Vật tư nuôi trồng thủy sản

Hổ trợ trực tuyến

Hotline - 0972.49.59.79

Hotline - 0972.49.59.79

thuysanlocantp@gmail.com

thuysanlocantp@gmail.com

Sản phẩm mua nhiều

Fanpage Facebook

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

HẤP THU VÀ NGĂN NGỪA HÌNH THÀNH KHÍ ĐỘC H2S, NH3, NO2

Vấn đề khí độc (NH3, NO2,…) là một trong những yếu tố gây khó khăn cho người bà con khi nuôi. Bởi chúng phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi chỉ sau một tháng nuôi ngắn ngủi. Do đó, việc xử lý khí độc NO2 (Nitrite) trong ao nuôi tôm là vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân khí độc Nitrite trong ao nuôi gây hại cho tôm

– Ở những ao nuôi cũ, ao lót bạt qua nhiều vụ nuôi, chất hữu cơ dưới đáy ao, thức ăn nhiều đạm lơ lửng, tích tụ, hòa vào nước làm tiêu tốn Oxy và xuất hiện nhiều khí độc NO2 trong ao nuôi.

– Chất thải trong quá trình nuôi tôm sản sinh ra 1 lượng khí độc. Tôm càng lớn, càng ăn nhiều và thải ra càng nhiều. Dẫn đến lượng NO2 ngày càng cao.

– Mưa cũng làm cho khí độc có điều kiện tiếp xúc với tôm chẳng hạn:

+ Trời âm u, nhiều mây sẽ che ánh sáng mặt trời làm tảo không có ánh sáng để quang hợp. Quá trình hô hấp của tảo sẽ làm cho Oxy hòa tan trong ao giảm xuống thấp. Khí độc sẽ tăng nhanh và phân tán đến nơi cho ăn làm tôm yếu dễ mắc bệnh.

+ Mưa làm tăng axit trong nước. Từ đó giảm pH tăng tính độc của NO2 sẽ nguy hiểm hơn cho tôm.

+ Khi mưa lớn kéo dài làm phân tầng. Tầng nước ngọt phía trên và tầng nước mặn phía dưới. Điều này làm cản trở Oxy hòa tan xuống tầng nước phía dưới, làm tôm stress và tăng tính độc của NO2.

+ Mưa kèm theo gió làm xuất hiện sóng trên mặt nước. Điều này sẽ tạo ra luồng nước ở dưới đáy ao, khuấy động đáy ao nuôi. Làm tróc lớp bùn mỏng bảo vệ mặt đáy, khí NO2 sẽ thoát ra phủ khắp đáy ao.

– Quá trình thu tỉa tôm, vớt tôm chết của người nuôi cũng làm xáo trộn đáy ao.Làm khí độc có điều kiện thoát ra từ lớp bùn đáy.

– Khi tôm lột xác, chúng cũng thường tập trung ở khu vực chất thải, nơi tiềm ẩn khí độc. Vì thế dễ bị ảnh hưởng của khí độc.

NO2 cao hết ngưỡng thường là 5.0 (ppm). Là tôm đã lờ đờ và có thể bỏ ăn, chết,

Tác hại của khí độc đối với ao nuôi tôm

– Khí độc rất nguy hại cho tôm nuôi:

  • Đối với tôm sú thường tập trung tại khu vực đáy ao nên rất dễ bị ảnh hưởng từ khí độc. Tôm yếu, giảm ăn hoặc bỏ ăn. Dễ nhiễm bệnh hoặc thậm chí chết do khí độc NO2.
  • Đối với tôm thẻ, chúng thường hoạt động trong tầng nước nên cũng ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên khi tôm thẻ lột xác hoặc quá trình tìm thức ăn chúng cũng sẽ tiếp xúc với đáy ao và bị ảnh hưởng của khí độc làm suy yếu.

Tôm lột xác không cứng vỏ trong ao nuôi có NO2

– Khi tôm bị khí độc dễ nhiễm bệnh:

Khi nhiều khí độc, chúng thường nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé, bỏ ăn. Nếu không xử lý kịp thời tôm sẽ dễ nhiễm bệnh và chết.

Vì vậy chúng ta phải có biện pháp kiểm soát nitrit, ngăn ngừa, xử lí khí độc NO2 (nitrite) trong ao nuôi.

NITRO BAC - HẤP THU VÀ NGĂN NGỪA HÌNH THÀNH KHÍ ĐỘC H2S, NH3, NONGAY LẬP TỨC

THÀNH PHẦN

+ SAPONIN (min) ( nguồn gốc : từ dịch chiết xuất cây Yucca Schidigera):...................8%

+Mg ( từ MgSO4) (min-max): .....................................................................................25.000-27.000mg/kg

+ Chất mang (CaCO3) vừa đủ :...............................................................................1 kg

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 

+Định kỳ : dùng 200gr sản phẩm cho 1000m3 nước, lặp lại sau 10 ngày

+ Hấp thu khí độc : Dùng 500gr cho 2000-3000m3 nước ao nuôi

 

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (4.5 / 1 đánh giá)

Bình luận

Top

   (0)